Phương Tây Hình tượng con lợn trong văn hóa

Hy Lạp

Thời Hy Lạp cổ đại, lợn là con vật để hiến tế cho nữ thần Demeter và nó là con vật yêu thích của nữ thần này. Phần mở đầu của các lễ hiến tế Eleusis được bắt đầu bằng việc hiến tế con lợn. Sự chuyển hóa ma thuật biến con người thành lợn được dùng làm cốt truyện trong nhiều câu chuyện, chẳng hạn trong thiên sử thi Odyssey của Homer, trong đó đoàn thủy thủ của con tàu anh hùng bị nữ thần Circe biến thành lợn. Ở châu Âu thời cổ đại, heo là con vật được nữ thần Demeter (thần sinh sản) ưa thích, và do đó heo còn là con vật biểu tượng cho sự thịnh vượng, trù phú.

Âu Mỹ

Lợn chính là một trong những con vật thân thiết với người Mỹ nhất toàn cầu. Thời kì 13 bang còn là thuộc địa của Anh, lợn rừng được các đoàn nông dân chuyên chở đến chợ bán trên những vệt đường mòn là tiền thân ngành đường sắt Hoa kỳ ngày nay. Bức tường phố Wall ban đầu là để chắn lợn rừng vì lợn rừng vì thói quen rũi mọi thứ dưới đất nên đã phá hoại rất nhiều hoa màu của các trang trại Mỹ. Ở Manhattan, New York, các nông dân buộc phải dựng lên một bức tường (wall) để bảo vệ hoa màu khỏi lợn rừng. Tên viết tắt U.S của Mỹ liên quan đến lợn gắn với một người bán thịt lợn tên Uncle Sam (Bác Sam) đã tiếp tế vài trăm thùng thịt lợn trên tàu cho quân đoàn Mỹ.[1]

Cũng tại Hoa Kỳ, một số trường phổ thông (sơ, trung và cao cấp) cũng như trường đại học có các con vật lấy phước là lợn hay tương tự như lợn. Đáng chú ý nhất trong số này là Đại học Arkansas với con vật lấy phước của đội thể thao của trường là một con lợn lòi (Sus scrofa). Lợn đôi khi được dùng để ví với người Winston Churchill nói rằng "Con chó ngước lên nhìn chúng ta. Con mèo nhìn xuống chúng ta, còn con lợn thì coi chúng ta là ngang hàng". Ở Đức, tham dự vào buổi tiệc có thịt heo vào đêm Noel có ý nghĩa ngăn ngừa quỷ thần và đem lại thịnh vượng, tiền tài cho năm mới.[2]

Tôn giáo

Người theo Hồi giáo bị cấm không được ăn thịt lợn, theo kinh Qur'an. Người Do Thái cũng bị cấm ăn thịt lợn, theo luật Kashrut. Trong Phúc âm, chúa Giê-su đã kể một câu chuyện ngụ ngôn về đứa con trai hoang đàng. Khi ăn chơi hết tiền cậu ta phải xin làm người nuôi lợn thuê, mong ước là có thể ăn thức ăn của lợn nhưng không ai cho. Cũng trong Phúc âm, chúa Giê-su thực hiện một phép màu bằng cách làm cho con quỷ ám ảnh con người đi vào một bầy lợn và sau đó làm nó phải chạy trốn tới một vách đá và sau đó bị chết đuối.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình tượng con lợn trong văn hóa http://baodatviet.vn/khoa-hoc/the-gioi-dong-vat/ly... http://danviet.vn/que-nha/noi-am-anh-heo-thanh-tin... http://thvl.vn/?p=100454 http://www.vhttdlvinhphuc.vn/Channel.aspx?rc=tapch... https://web.archive.org/web/20131203045502/http://... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions...